Ngủ dậy bị đau đầu có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, báo hiệu cơ thể của người bệnh đang có những thay đổi nguy hiểm nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Chính vì thế, để giải đáp câu hỏi bị đau đầu thường xuyên nên làm gì và tìm ra cách chữa đau đầu vào ban đêm thì bài viết này sẽ đem lại rất nhiều thông tin thú vị dành cho bạn đấy nhé!
Lý do khiến bạn ngủ dậy bị đau đầu
1. Nguyên nhân ngủ dậy bị đau đầu là gì?
Ngủ dậy bị đau đầu là cảm giác vô cùng khó chịu bởi vì nó khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung vào công việc và có thể kéo theo nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe. Chính vì thế, việc xác định rõ nguyên nhân ngủ dậy bị đau đầu choáng váng sẽ là điều rất quan trọng để trị bệnh.
1.1. Ngủ tư thế không đúng
Khi nằm ngủ trên gối cao, cổ chúng ta sẽ bị mỏi bởi vì một số mạch máu tại vị trí này bị tắc nghẽn. Chính vì thế, sau khi ngủ dậy chúng ta sẽ dễ trải qua cảm giác mệt mỏi, đau đầu rất khó chịu.
Đặc biệt nhất chính là nhóm nhân viên văn phòng thường xuyên nghỉ trưa trên ghế. Do địa hình nghỉ ngơi không bằng phẳng nên tình trạng ngủ dậy bị đau đầu rất dễ diễn ra hơn so với những người bình thường.
>>> Có thể bạn quan tâm: Các vị trí đau đầu nguy hiểm bạn nên thận trọng chú ý
Ngủ sai tư thế khiến ngủ dậy bị đau đầu
1.2. Ngủ nướng
Ngủ nướng là một thói quen xấu mà nhiều người thường mắc phải khi tối trước đó thức quá khuya. Ngủ quá thời gian cho phép sẽ trung khu thần kinh bị ức chế, gây ra triệu chứng ngủ dậy bị đau đầu.
Ngoài việc ngủ dậy trễ thì thức khuya cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cơ thể suy giảm miễn dịch, máu lưu thông kém và dễ đau đầu trong ngày.
1.3. Môi trường ngủ không tốt
Ngủ trong một không gian chật hẹp, thiếu không khí hoặc nóng nực,... sẽ khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng. Và khi ngủ không “suôn sẻ” vào ban đêm thì sau khi ngủ dậy bị đau đầu là chuyện rất dễ xảy ra đối với bạn.
Tiếng ồn cũng là điều khiến người lớn tuổi khó ngủ và gây ra tình trạng ngủ dậy bị đau đầu choáng váng. Bạn nên sắp xếp nơi ngủ yên tĩnh và thoải mái cho người lớn tuổi trong nhà để sức khỏe được kiểm soát chắc chắn hơn.
Môi trường ngủ quá ồn ào hoặc chật hẹp
1.4. Dùng chất kích thích
Chất kích thích là hung thủ gây ra bệnh mất ngủ ở người trẻ có thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh. Việc thường xuyên sử dụng bia rượu, thuốc lá, cafe,... sẽ khiến chất lượng giấc ngủ kém đi và gây ra việc đau đầu sau khi ngủ dậy.
1.5. Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều
Sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ sẽ khiến mắt mỏi, tăng khả năng bị cận và làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Đặc biệt khi lướt mạng và xem những thông tin gây kích động sẽ khiến bạn bị trằn trọc, thao thức cả đêm dài.
1.6. Căng thẳng công việc
Căng thẳng kéo dài sẽ khiến cơ thể của chúng ta mệt mỏi, thường xuyên gặp ác mộng và giật mình trong đêm. Chính vì thế, những đối tượng làm văn phòng thường dễ mắc phải triệu chứng ngủ dậy bị đau đầu vô cùng khó chịu.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bấm huyệt chữa đau đầu hiệu quả mà không cần dùng thuốc
Căng thẳng khiến bản thân khó ngủ
1.7. Bệnh lý thường gặp
Ngoài những nguyên nhân chủ quan đến từ thói quen sinh hoạt của mỗi cá nhân thì việc ngủ dậy bị đau đầu do một số bệnh lý gây ra cũng rất thường gặp. Một số bệnh gây đau đầu và mất ngủ như thiếu máu não, đau nửa đầu, ngưng thở khi ngủ, nghiến răng khi ngủ...
Mong rằng những thông tin được chia sẻ tại đây bởi ABCSport đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do gây ra vấn đề ngủ dậy bị đau đầu và tìm ra cách chữa đau đầu vào ban đêm phù hợp nhất cho bản thân nhé. Chúc bạn luôn khỏe và hạnh phúc trong đời sống.
>>> Xem chi tiết: https://abcsport.com.vn/ngu-day-bi-dau-dau.html
Một số bài viết liên quan:
Comments